Những câu hỏi liên quan
KiratoKamiki
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
23 tháng 7 2021 lúc 21:24

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét: Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính. Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp ( câu đơn mở rộng thành phần). Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận. Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

Bình luận (2)
Bùi Phương Linh
Xem chi tiết
Vũ Trúc Hoàng anh
12 tháng 9 2021 lúc 19:12

 Chị Dậu là một người phụ nữ của gia đình, chị hết mực yêu thương chồng con và có trong mình sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Chị là một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Chị hêt mực yêu thương chồng con, chăm sóc gia đình chu đáo. Ngay khi thấy chồng bị đánh bất tỉnh, chị đã nấu cháo, đút cho chồng, săn sắt chồng những lúc ốm đau. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt  lo lắng của chị Dậu dõi theo. Chính vì giàu tình yêu thương ấy mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lệ tiến vào đòi bắt và đánh anh Dậu, chị đã đứng dậy phản kháng. Lúc đầu chị đã hết sức nhẫn nhục, chịu đựng để giải thích và van xin bọn cai lệ tha cho gia đình mình. Chị da bị bọn cai lệ đánh khi van xin cho chông. Sau khi nhẫn nhục, chịu đựng không có hiệu quả, chị đã đứng dậy đấu tranh, sức sống mãnh liệt trong chị được bùng cháy. Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Chị chính là người phụ nữ tiêu biểu cho đức tính của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

Bình luận (0)
Vũ Thị Bạch Liên
7 tháng 11 2021 lúc 23:17

Đoạn văn “Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm Tắt đèn là bức tranh chân thực và sống động về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ yêu chồng, thương con và hết lòng vì gia đình. Cuộc sống nghèo khổ, vì sưu thuế mà chị Dậu phải bán đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng của mình, vậy mà cái đói vẫn cứ đeo bám lấy chị khi mà nhà chị phải đóng thêm suất sưu cho người em chồng đã chết. Anh Dậu bị trói và đánh đến độ “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, người nhà lí trưởng lại định đưa anh ra đình chịu trận. Thấy chồng trong thế hiểm nguy, chị van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất” nhưng bọn chúng nhất quyết không buông tha. Van xin không được, chị đành phải kháng cự: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Từ “cháu” – bề dưới chuyển sang xưng “tôi” – ngang hàng đã cho thấy sự kiên quyết của chị sau nhiều lần nhẫn nhịn, chịu đựng. Con giun xéo lắm cũng quằn, khi bị dồn vào thế chân tường, chị quyết dùng hành động để chống trả bọn cai lệ và lí trưởng. Chịu một cái tát giáng vào mặt, chị càng vùng dậy mạnh mẽ, quyết liệt, thách thức bọn cường hào quan lại: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa làm cho hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất”. Khi người nhà lí trưởng giơ gậy chực đánh, chị “nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không”. Ban đầu, chỉ là lời van xin yếu ớt, sau là giọng nói đe dọa, tiếp đến là sự chống trả quyết liệt: “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”. Từ một người phụ nữ hiền lành, yếu ớt, vì chồng, chị sẵn sàng đứng dậy chống trả khi bị dồn nén đến đường cùng: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”. Tức nước ắt bờ cũng sẽ có lúc phải vỡ – đó là quy luật của cuộc sống. Hành động bộc phát của chị Dậu đại diện cho sức mạnh chưa được khai phá ở người nông dân bị áp bức. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp thiết đó là cần phải có sự lãnh đạo của Đảng để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của ngường nông dân nói riêng và những con người bị chế độ thực dân đàn áp nói chung.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Nguyên
Xem chi tiết
Etermintrude💫
11 tháng 3 2021 lúc 19:42

Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trong bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại lao Thừa Phủ - Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất còn dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi.Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của nhà thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốt toàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tăm tối của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bựBài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Phải chăng bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi? Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng ,bực bội, ngột ngạt, đến nỗi phải kêu lên.

Câu nghi vấn : Bôi đậm

Bình luận (0)
Quynh Tran
Xem chi tiết
hoàng thiệp
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 22:41

Tham khảo:

"Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch. Chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng, chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.

Bình luận (0)
ffff
Xem chi tiết
Minh Anh
9 tháng 11 2021 lúc 10:55

THAM KHẢO

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và không những(trợ từ) vậy lão còn bị một trận ốm nặng. ôi(thán từ)!Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Bình luận (0)
minh nguyet
9 tháng 11 2021 lúc 10:56

Em tham khảo:

Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là(Trợ từ) một người nông dân nghèo khổ nhưng nhân hậu và lương thiện, giàu tình yêu thương con đặc biệt và giàu lòng tự trọng. Việc người con trai không có tiền cưới vợ phải đi làm đồn điền cao su khiến lão day dứt và đau khổ. Vì thế lão thà chết chứ không chịu ăn phạm vào số tiền mà lão dành dụm cho con trai. Ôi!(Thán từ) Việc làm ấy chỉ có một người cha với tình yêu thương con mãnh liệt. Không những thế lão còn đau đớn và day dứt vì phải bán đi cậu Vàng mà lão yêu thương như con ruột. Và vì lòng tự trọng mà phải nhịn đói để tiền lo ma chay vì sợ phiền hà hàng xóm. Tất cả những điều ấy đã làm nên một lão Hạc nhân hậu, lương thiện và giàu lòng tự trọng. Nhưng cuộc đời lão thật bất hạnh phải tìm đến cái chết để giải thoát. Nỗi khổ của lão cũng là nỗi khổ chung của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng 8 khi bị dồn đến đường cùng thì họ buộc phải tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân mình.

Bình luận (0)
Chanhh
Xem chi tiết
thảo nguyễn
24 tháng 10 2021 lúc 21:59

tham khảo nha bn

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

 

Bình luận (0)
Phong Lê
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2023 lúc 18:54

Gợi một số ý:

- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" trích tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

+ hoàn cảnh sáng tác, nhận định văn học về tình thương người,..

- Nội dung đoạn chị Dậu chăm sóc chồng: tường thuật lại những sự quan tâm, chăm sóc cần mẫn của chị Dậu đối với anh Dậu.

- Nguyên do anh Dậu cần được chăm sóc:

+ Bị bắt ép đóng thứ thuế vô lý cho người em đã mất 3 năm, mà điều đó là quá đỗi sức chịu đựng của người dân đen nghèo. Khi trước đã phải bán con, bán chó để trả thuế hiện tại.

=> Chế độ phong kiến thối nát chèn ép người dân đen đến cùng đường, không có tình thương đồng loại và nhân cách thì thối nát.

- Hành động của chị Dậu:

+ Gắng nấu cháo động viên anh Dậu - như một xác chết rũ rượi mỏi mệt cạn kiệt sức lực ăn có sức trốn chạy khỏi bọn cầm thú.

+ Lời nói: "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ suốt ruột".

+ Chờ xem chồng có ăn ngon miệng hay không.

=> Chị Dậu là người vợ yêu thương chồng con hết mực, người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, phẩm chất tốt đẹp.

- Khi có lính vào ý đánh anh Dậu, hà hiếp:

+ Chị vùng lên chống trả quyết liệt.

+ Khẳng định chân lý "Có áp bức có đấu tranh".

+ Chị Dậu không chịu được cảnh bị hà hiếp, đối xử bất công như thế mãi.

=> Hình ảnh điển hình của những người phụ nữ thời phong kiến, cốt cách đẹp đẽ, giàu tình thương, chăm chỉ làm lụng nhưng đều có số phận không xứng đáng. (Câu mở rộng thành phần)

- Tổng kết lại nhân vật chị Dậu.

Câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh người nông dân ta thật mạnh mẽ, thật đầy lòng danh dự?

Bình luận (0)
1nụ cười đẹp
Xem chi tiết